Card đồ họa là một linh kiện không thể thiếu đối với những anh em game thủ. Vì thế nên chúng được rất nhiều người săn lùng, những nhà sản xuất cũng dựa vào đó mà cho ra đời rất nhiều các sản phẩm card đồ họa từ tầm trung tới cao cấp. Nhưng người dùng cần phải có kinh nghiệm thì mới có thể chọn được card đồ họa phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hãy cùng
máy tính cũ An Phát tìm hiểu về những thông số quan trọng của card đồ họa máy tính trong bài viết dưới đây nhé!
Không thể nào phủ nhận được vai trò quan trọng của card màn hình trong cây máy tính hay laptop. Nhiệm vụ chính của nó chính là xử lý đồ hoạ và kết xuất những hình ảnh 2D, 3D với độ phân giải cao, chuẩn Full HD, 2K, 4K hay có khi là 8K - độ phân giải cao nhất hiện nay với RT3090 từ NVIDIA.
1. PCIe
PCIe
PCIe là dạng giao diện bus của hệ thống/card mở rộng máy tính. Nó là giao diện nhanh và được thiết kế để có thể thay thế cho giao diện PCI, PCI-X và AGP chuyên dùng cho những card mở rộng và card đồ họa. Đây chính là phần kết nối giữa card đồ họa với bo mạch chủ và cũng là nơi trao đổi dữ liệu với máy tính. Đa số card đồ họa hiện nay đều sử dụng giao diện PCIe x16, x16 là số làn PCIe và tương ứng với kích thước khe cắm.
PCI Express hiện nay có 2 bản chính là PCI Express 3.0 và 4.0. PCI Express 4.0 hiện nay là tiêu chuẩn mới nhất được sử dụng và cung cấp băng thông gấp đôi so với PCI Express 3.0, và có khả năng tương thích ngược và chuyển tiếp
2. Vi xử lý đồ họa (GPU)
Vi xử lý đồ họa (GPU)
Vi xử lý đồ họa là chip xử lý chuyên dụng, chúng được thiết kế để thực hiện những phép toán học và hình học phức tạp để kết xuất ra các hình ảnh đồ họa. Đây chính là thông số card đồ họa quan trọng vì GPU cũng giống như CPU của máy tính vậy.
3. Xung Nhịp GPU
Xung Nhịp GPU
Xung nhịp GPU chính là tốc độ xung xử lý dữ liệu của GPU, được tính bằng MHz. Trong đó thì mỗi GPU có 2 mức xung nhịp là Xung cơ bản và Xung nhịp tăng cường
Base Clock (Xung nhịp cơ bản): Là mức xung nhịp hoạt động bình thường của GPU với những tác vụ đồ họa nhẹ và không đòi hỏi hiệu năng quá cao.
Boost Clock (Xung nhịp boost): là trạng thái chip xử lý được ép xung tự động, chạy với tần suất cao hơn bình thường nhưng nhiệt vẫn trong giới hạn cho phép do nhà sản xuất điều chỉnh và đã được tối ưu sẵn.
4. Nhân CUDA
Nhân CUDA là lõi xử lý trong chip GPU của Nvidia. GPU càng chứa nhiều nhân CUDA thì sẽ càng mạnh
5. Lõi vi xử lý
Lõi vi xử lý
Đây là tên của lõi xử lý trong chip GPU của AMD. Cơ bản thì lõi vi xử lý giống như nhân CUDA của Nvidia, GPU nào càng chứa nhiều lõi thì sẽ càng mạnh. Nhưng cấu trúc GPU AMD và Nvidia khác nhau nên sẽ không thể dùng thông số này để có thể so sánh hiệu năng của card đồ họa giữa 2 hãng được.
6. Kích thước bộ nhớ
Thông số của card đồ hoạ này sẽ cho biết dung lượng của bộ nhớ Ram card màn hình. Nó cũng có chức năng giống Ram của máy tính. Bộ nhớ Vram càng lớn thì card càng có nhiều chỗ trống để có thể xử lý đồ họa và hiệu năng càng cao.
7. Giao diện bộ nhớ
Giao diện bộ nhớ chính là chiều rộng của bus bộ nhớ mà những dữ liệu được truyền qua đó. Độ rộng của bus càng lớn thì sẽ càng truyền được nhiều dữ liệu trong 1 chu kỳ xung nhịp của Vram.
8. Loại bộ nhớ
Đây là thông số của card đồ họa thường thấy. Loại bộ nhớ rất phổ biến hiện nay chính là GDDRx. Những thế hệ bộ nhớ về sau thì sẽ có tốc độ và băng thông được cải thiện hơn hẳn so với thế hệ trước đó.
9. Tốc độ bộ nhớ
Thông số của card đồ họa này có thể thể hiện xung bộ nhớ đã được chạy dựa trên công nghệ “quad bump” của bộ nhớ GDDR5 trở lên và có tốc độ lớn hơn gấp 4 lần tần số của xung nhịp thực tế.
10. Thư viện đồ họa DirectX
Thư viện đồ họa DirectX
Microsoft DirectX là thư viện tập hợp những giao diện lập trình ứng dụng để xử lý những tác vụ đa phương tiện, nhất là lập trình game và video trên của Microsoft.
11. Thư viện đồ họa OpenGL
OpenGL là thư viện tập hợp những giao diện lập trình ứng dụng đa ngôn ngữ và đa nền tảng để có thể kết xuất đồ họa 2D và 3D. API thường được sử dụng để có thể tương tác với đơn vị xử lý đồ họa nhằm đạt được tốc độ kết xuất phần cứng.
12. Cổng HDMI
Cổng HDMI
HDMI là giao diện âm thanh/video nhỏ gọn để có thể truyền dữ liệu kỹ thuật số không nén. HDMI có thể hỗ trợ các chuẩn hình ảnh từ tiêu chuẩn cho đến độ nét cao, giống như tín hiệu âm thanh đa kênh trên 1 dây cáp.
13. Cổng DisplayPort
DisplayPort chính là tiêu chuẩn giao diện có thể hiển thị kỹ thuật số, giúp việc tối ưu hiển thị hình ảnh chất lượng cao trên các màn hình.
14. Giao diện liên kết mở rộng (SLI)
Giao diện liên kết mở rộng chính là tên của thương hiệu công nghệ đa vi xử lý do NVIDIA phát triển lên để có thể liên kết 2 hay nhiều card đồ họa trên 1 máy để tăng sức mạnh xử lý đồ họa.
15. Công suất thiết kế nhiệt (TDP)
Công suất thiết kế nhiệt (TDP)
Nhắc đến thông số của card đồ họa mà không nhắc đến công suất thiết kế nhiệt chính là thiếu sót lớn. Nó chính là lượng nhiệt tối đa mà được tạo ra bởi card màn hình mà hệ thống làm mát cần phải tản ra để giữ linh kiện luôn hoạt động.
TDP không phải là một lượng điện năng chính xác mà chỉ là một chỉ số chỉ định. TDP càng cao thì card sẽ càng sử dụng nhiều năng lượng hơn từ nguồn điện và cần nhiều khả năng làm mát hơn.
>>> Tìm hiểu mức độ quan trọng của card màn hình đối với các sản phẩm laptop cũ cấu hình cao giá rẻ
16. Bảo vệ nội dung số băng thông cao
Bảo vệ nội dung số băng thông cao chính là 1 tiêu chuẩn mã hóa để bảo vệ nội dung số và chống việc sao chép bất hợp pháp. Trong đó thì phiên bản 2.2 là phiên bản mới và tiên tiến của chuẩn mã hóa này. Về mặt lý thuyết thì 2.2 sẽ khó hack và an toàn hơn những phiên bản tiền nhiệm.
Và đó là các thông số card đồ họa quan trọng các bạn cần phải biết. Mỗi thông số trên đây đều tượng trưng cho những ý nghĩa khác nhau mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý nhất là đối với những người không có nhiều kinh nghiệm về máy tính. Hy vọng với những chia sẻ của máy tính An Phát thì các bạn có thể chọn được một card đồ họa phù hợp với nhu cầu và bộ máy tính của mình.
>>> Tin liên quan: 7 dấu hiệu cho thấy bạn nên thay laptop mới