5 cài đặt đồ họa bạn nên điều chỉnh trong các game máy tính

Khi chơi game có rất nhiều tùy chọn về card đồ họa phức tạp nhưng hầu như chúng đều đã được cài đặt sẵn để bạn có thể có được một màn hình chất lượng nhất khi chơi game. Nhưng ngoài ra cũng có một số những cài đặt hơi kém chất lượng và chúng lại thiên về những sở thích cá nhân hơn. Vì thế nên nếu bạn muốn chơi game một cách thoải mái theo nhu cầu của mình nhất thì có 5 cài đặt bạn nên điều chỉnh trong các game máy tính. Hãy cùng An Phát tham khảo xem đó là những cài đặt gì trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vertical Sync


5 cài đặt đồ họa bạn nên điều chỉnh trong các game máy tính

Vertical Sync

Khi chơi game bạn đã bao giờ gặp tình huống các đường thẳng xuất hiện ở giữa màn hình và tạo cảm giác như đồ họa của game chưa được căn chỉnh một cách chính xác chưa.

Đó chính là hiện tượng xé hình, hiện tượng đó xảy ra khi card đồ họa đã tạo ra khung hình xong nhưng màn hình vẫn chưa thể chạy kịp. Và một của màn hình bắt đầu vẽ khung hình mới vì thế nên những hình ảnh bị thiếu sự gắn kết.

Vertical Sync (VSync) có nhiệm vụ khắc phục tình trạng này bằng cách đồng bộ hóa những xử lý của card đồ họa với màn hình để đảm bảo cho những khung hình mới xuất hiện cùng lúc với card đồ họa xử lý. Nhưng chúng cũng có một số nhược điểm:
  • Nó làm tăng độ trễ đầu vào bởi vì card đồ họa có thể gửi một khung hình sau vài mili giây sau khi được vẽ thay vì việc xuất hiện càng sớm càng tốt. Có những game thủ chuyên nghiệp sẽ nhận thấy độ trễ này.
  • Nhưng nếu tốc độ khung hình mà không khớp với tần số quét thì nó cũng sẽ bị giảm đi 1 nửa. Điều này cũng sẽ làm cho những chuyển động kém mượt mà hơn.

Bạn cũng có thể giảm những nhược điểm này bằng cách bật chế độ Triple Buffering hay Adaptive VSync, nếu game bạn đang chơi có cung cấp các chế độ đó. Chúng đòi hỏi những khả năng xử lý đồ họa mạnh hơn, nhưng cũng sẽ giúp cân bằng giữa hiện tượng xé hình và độ trễ đầu vào.

Nhưng cũng có người lại muốn tắt nó hoàn toàn vì thế bạn cần phải thử xem bạn hợp với thiết lập nào. Nhưng dù làm gì đi nữa thì bạn cũng cần phải đảm bảo những cài đặt đó không làm giảm tốc độ khung hình xuống dưới 60fps.

Còn nếu màn hình hay card đồ họa có hỗ trợ cả G-Sync hay Freesync, thì bạn cũng có thể tắt Vsync trong game và bật các tính năng trong driver đồ họa. Điều đặc biệt là bạn chỉ cần thiết lập chúng một lần và không cần làm lại lần nữa.

>>> Có nên mua máy tính cũ giá rẻ để chơi game không?

2. Motion Blur


5 cài đặt đồ họa bạn nên điều chỉnh trong các game máy tính

Motion Blur

Đa số những cài đặt của card đồ họa khi được bật lên sẽ khiến các game bạn đang chơi đẹp lên rất nhiều. Chúng sẽ khiến cho các hiệu ứng đồ bóng nhìn thực tế và tọa độ nét cho bề mặt, ngoài ra còn thêm nhiều thứ khác để bạn có thể chìm đắm trong thế giới game.

Những có một số cài đặt lại làm cho game thấy giống trong phim hơn mà những thay đổi đó lại gây ra nhiều tranh cãi. Và Motion Blur chính là phổ biến nhất trong số này.

Có nhiều game giúp nó tốt hơn một chút nhờ vào việc làm mờ khung cảnh hay có những đối tượng nhất định giúp các chuyển động giống trong phim. Nhưng dù sao thì không phải ai cũng thích nó, có nhiều người còn tắt nó đi trong các game,dù là nó tốt hay xấu.

Dù sao đi nữa thì nó cũng sẽ phụ thuộc vào từng sở thích của mỗi người. Vì thế nên bạn có thể bật tắt những thiết lập mà bạn muốn.

3. Field of View


5 cài đặt đồ họa bạn nên điều chỉnh trong các game máy tính

Field of View

Mắt người thường có trường nhìn rất rộng, bạn cũng có thể thấy ai đó đang tiến lại bên cạnh mình thông qua tầm nhìn ngoại vi. Khi chơi game thì nhân vật sẽ không có tầm nhìn ngoại vi như vậy bởi vì bạn đang chơi trên màn hình và chiếm 1 phần trường nhìn của bạn. Nghĩa là bạn không thể nhìn thấy các kẻ thù ở bên cạnh, hay bạn sẽ thấy mệt khi di chuyển nhanh camera.

Điều chỉnh những thiết lập Field of View cũng có thể hỗ trợ điều này, miễn là trong game cung cấp cho nó. Việc các thiết lập mở rộng trường nhìn cũng sẽ tạo ra hiệu ứng mắt cá nhẹ với cạnh của màn hình, nhưng bạn cũng sẽ nhìn thấy thế giới game nhiều hơn và quan trọng hơn là giúp giảm cảm giác mệt mỏi, chóng mặt.

Nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng vì game sẽ phải render nhiều đối tượng hơn. Trường xem lý tưởng trong game của bạn sẽ phụ thuộc vào kích thước màn hình, khoảng cách mà bạn ngồi trước màn hình và sở thích cá nhân, nhưng tốt nhất là nằm trong khoảng 90 – 110 độ.

4. Anti-Aliasing


5 cài đặt đồ họa bạn nên điều chỉnh trong các game máy tính

Anti-Aliasing

Khử răng cưa (Anti-aliasing) là một cài đặt không được chú ý nhiều. Giống như tên gọi của nó thì mục đích chính của nó là khắc phục răng cưa và những cạnh lởm chởm trong các đối tượng hoặc texture nhất định. Ví dụ như một ngọn cỏ hay khung cửa sổ trong game sẽ giống như mớ hỗn độn chứ không phải là các đường thẳng.

Có nhiều dạng khử răng cưa khác nhau. Mỗi dạng lại sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Sẽ rất khó để có thể cho rằng cái nào sẽ tốt hơn nhưng các game sẽ cho bạn chọn giữa các thiết lập ấy.

Và Super-sampling anti-aliasing (SSAA) chính là giải pháp khá lý tưởng. Nó sẽ render các đối tượng ở một độ phân giải cao hơn và sao đó thu nhỏ chúng. Nhưng thiết lập này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu năng bởi vì đa số mọi người không có đủ tài nguyên đồ họa để dành cho nó.

Điều đó sẽ khiến bạn cần phải đánh đổi, MSAA sẽ loại răng cưa dọc theo những cạnh với một mức hiệu năng khiêm tốt hơn. TAA cũng sẽ loại bỏ hiệu ứng "mờ ảo" mà bạn thấy trên các đối tượng, với một ít tác động lên hiệu năng hơn, nhưng sẽ đi kèm với một số chuyển động mờ.

FXAA và SMAA còn sử dụng ít tài nguyên hơn, nhưng sẽ làm mờ chuyển động nhiều hơn. Bạn cũng có thể thử mỗi tùy chọn để xem đâu là tùy chọn hợp với nhu cầu của mình nhất.

5. Thiết lập về độ phân giải hay DLSS


5 cài đặt đồ họa bạn nên điều chỉnh trong các game máy tính

Thiết lập về độ phân giải hay DLSS

Tính năng khử răng cưa đã rất có ích nếu bạn có một hiệu năng nhỏ. Nhưng nếu bạn cảm thấy thấy khi chơi game mà bị cản trở về mặt đồ họa thì việc thiết lập giảm độ phân giải có thực sự giảm hiệu năng yêu cầu.

Ví dụ như việc chạy những game hiện đại ở độ phân giải 4K cần đòi hỏi sức mạnh phần cứng rất cao. Nên nếu bạn đang chơi game trên màn hình hay TV 4K thì tốt nhất là bạn nên giảm độ phân giải xuống 2K hay Full HD để những hình ảnh mượt mà hơn.

Nhưng điều đó cũng sẽ làm cho những hình ảnh kém sắc hơn vì thế nên trong nhiều game ngày nay có những tính năng giúp giảm đi các nhược điểm trong việc giảm độ phân giải.

Chẳng hạn như Resolution Scaling sẽ render cả thế giới game ở độ phân giải thấp hơn, mà vẫn giữ nguyên các phần tử UI, như thanh sức khỏe hay bản đồ thu nhỏ, chúng sẽ được hiển thị ở độ phân giải gốc màn hình để đảm bảo độ sắc nét cho chúng. Bạn sẽ thấy Resolution Scaling xuất hiện ở dạng thanh trượt hay tỉ lệ phần trăm của độ phân giải chính.

Adaptive Resolution hay Dynamic Resolution còn đưa ý tưởng này xa hơn: thay đổi độ phân giải của game trong khi chơi. Nếu có cảnh cụ thể cần mức độ đồ họa cao hơn, thì nó cũng sẽ được giảm xuống để duy trì hiệu năng và tăng lên với các cảnh nhẹ nhàng hơn.
Trong đó thì DLSS là bản thế hệ tiếp của NVIDIA với công nghệ này. Nó có thể sử dụng AI để upscale game ở độ phân giải thấp. NVIDIA quảng bá DLSS như là người bạn đồng hành với tính năng dò tia (ray-tracing), nhưng có những game cho phép sử dụng nó riêng.

Tính năng này cũng chỉ được gọi là tương đối và không phải các tựa game đều hỗ trợ. Ngoài ra thì bạn sẽ cần sử dụng card mới hơn từ NVIDIA để sử dụng được tính năng này. Dù vậy thì nó cũng rất đáng để bạn thử. AMD cũng có công nghệ tương tự cho card đồ họa thế hệ tiếp theo sắp ra mắt của mình.

Trên đây là 5 cài đặt đồ họa bạn nên điều chỉnh trong các game máy tính. Nếu bạn muốn có một trải nghiệm game tốt nhất thì nên nghiên cứu về những thiết lập đó. Hy vọng với những chia sẻ của máy tính An Phát thì bạn có thể biết được thiết lập nào là tốt nhất cho nhu cầu chơi game của mình.

>>> Tin liên quan: Bỏ túi các thông số quan trọng của card đồ họa máy tính
 
Tin tức liên quan
Thiết kế và phát triển website bởi kenhdichvu.vn